BẢN CHẤT HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

BẢN CHẤT HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

Tham khảo: website lapphap

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Công chứng nói chung và công chứng Việt Nam nói riêng có vai trò nhận diện và giải quyết những vấn đề bật ra từ thực tiễn, tuy nhiên, kết hợp thêm với các thành tựu của Nhà nước, những nét đặc trưng của Luật công chứng Việt Nam dần được hình thành.

Các tài liệu ghi chú được rằng, vào thời kỳ đầu đổi mới, có rất nhiều hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp, việc làm hay xin đoàn tụ cùng gia đình ở nước ngoài, khiếu kiện đòi lại nhà đất bị tịch thu do chính sách cải tạo tư sản,… Tuy nhiên các hồ sơ thỉnh nguyện, kiện cáo trên khi giao nộp lên cho các cơ quan chức năng yêu cầu phải có minh chứng rõ ràng. Các giấy tờ bản chính minh chứng cho nguyện vọng, nhu cầu cần được giải quyết tất nhiên phải được giữ lại. Người nộp hồ sơ do đó chỉ nộp bản sao, từ yêu cầu này, các giấy tờ lập bằng tiếng Việt gửi cho cơ quan nước ngoài phải được dịch ra tiếng nước ngoài. 

Để được thừa nhận có giá trị pháp lý, các bản sao cần được chứng thực và sao y bản chính; nội dung dịch thuật trong bản dịch cần được xác nhận để đảm bảo tính chính xác. Chính vì thế, tổ chức hành nghề công chứng được cho là cơ quan cung cấp đầy đủ các dịch vụ thỏa mãn cao nhất các yêu cầu này của khách hàng một cách khách quan, trung lập, đáng tin cậy. Các tổ chức hành nghề công chứng cũng là cơ quan duy nhất đủ khả năng chuyên môn để đảm nhận vai trò người xác nhận bản sao, bản dịch.

What is the difference between notarized and certified translation? - Transistent 

Theo dòng thời gian, các nhu cầu giao dịch về tài sản, đặc biệt là mua, bán nhà ở, đất đai cũng bắt đầu gia tăng nhanh chóng. Bước vào những năm 1980, việc mua bán nhà ở được đặt dưới sự quản lý, giám sát của chính quyền. Do đó, muốn mua và bán, người dân phải làm đơn xin và việc mua bán chỉ hợp lệ khi được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Khi đất nước bắt đầu cải cách kinh tế, du nhập và vận dụng các quy luật của nền kinh tế thị trường để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, thế độc quyền nhà nước bị phá vỡ. Quyền sở hữu tư nhân hay sở hữu hợp pháp với tài sản của mình được thừa nhận rộng rãi như một trong những điều tiên quyết và cơ bản của nền kinh tế thị trường. Do đó, khi quản lý mua bán độc quyền bởi nhà nước không còn phù hợp, nhu cầu mua bán đòi hỏi một cơ quan mới đáp ứng. Công chứng có thể thay thế vị trí đó bởi cơ chế cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý để bảo đảm giao dịch an toàn, vừa mang tính quản lý, giám sát của nhà chức trách đối với sự hình thành chứng cứ về giao dịch nhằm ngăn ngừa tranh chấp.

TÍNH CHẤT

Ở hầu hết các nước có nền tư pháp phát triển thì công chứng được coi là một dịch vụ. Tại các nước theo hệ thống thông luật (common law) công chứng là một dịch vụ pháp lý thông thường và là dịch vụ pháp lý phổ biến. Hình thái công chứng ở nhóm các nước này là công chứng hình thức, công chứng hình thức đơn giản và có khả năng đáp ứng nhanh (cần thiết đối với những khu vực kinh tế năng động), có lượng giao dịch lớn, đa dạng, cần ưu tiên về thời gian và tốc độ xử lý. 

Các quốc gia theo hệ thống dân luật (civil law) thì lại coi công chứng là một loại dịch vụ công. Công chứng của Việt Nam lúc đó được cho là theo mô hình còn lại, mô hình công chứng tập thể (Collectiviste) với đặc điểm rõ nét nhất là hoạt động công chứng được thực hiện bởi cơ quan hành chính nhà nước, công chứng viên là công chức thuộc biên chế nhà nước. Với quy định như vậy, công chứng vẫn mang tính chất của một thủ tục hành chính. Luật Công chứng 2006 được đánh giá như một bước tiến lớn để giảm đi yếu tố hành chính này. Các đặc điểm của công chứng nội dung dần thay thế mô hình công chứng tập thể từ khi dấu ấn sự tham gia của khối tư nhân xuất hiện. Khi Luật Công chứng 2014 ra đời, lần đầu tiên công chứng được ghi nhận là một loại dịch vụ; Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội công chứng Latin, khẳng định việc lựa chọn mô hình công chứng theo trường phái công chứng nội dung.

Về bản chất, thì công chứng vẫn là một hoạt động thu thập và lưu giữ chứng cứ. Sự khác nhau nằm ở phạm vi rộng hay hẹp, ưu tiên quản lý của Nhà nước hay chứng thực pháp lý cho người dân, hoặc cân bằng giữa hai đối tượng này.

Tại Luật Công chứng 2014, công chứng chính thức được ghi nhận là một dịch vụ, đây là một điểm mới rất quan trọng so với các quy định trước đó. Sự thừa nhận này làm nên những thay đổi trong nhận thức của công chứng viên, khách hàng yêu cầu công chứng và những đặc thù vốn có trong xã hội công chứng bấy giờ. 

Mặc dù vậy, các dấu ấn cũ vẫn còn đó, trước đây, một số tài liệu viết về công chứng giải thích rằng “công” là công quyền, công chứng là hoạt động chứng mang tính chất quyền lực nhà nước; công chứng viên là một chức danh tư pháp do Nhà nước bổ nhiệm; công chứng viên là “thẩm phán phòng ngừa”. Cách giải thích này không sai, nhưng trên thực tế khi đã thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng và coi công chứng là một dịch vụ thì yếu tố phục vụ phải được coi trọng, nhấn mạnh; xem công chứng là hoạt động công quyền tức là tạo một rào cản đối với sự phát triển của dịch vụ công chứng cũng như hiệu quả hoạt động công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng. Là một dịch vụ, việc hành nghề công chứng và công chứng viên cũng mang tính xã hội.

Điều 3, Luật Công chứng 2014 quy định về chức năng xã hội của công chứng viên như sau: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.”