Công chứng thế chấp

Tổng quan về dịch vụ

– Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho công chứng viên, nộp phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu quy định.
– Công chứng viên nhận Hồ sơ, xem xét hoặc soạn thảo hợp đồng và hẹn thời gian ký.
– Các bên đọc hợp đồng, khi đồng ý với nội dung thì ký kết hợp đồng

Mô tả

I. CÁC LOẠI GIẤY TỜ CẦN XUẤT TRÌNH

1. Các giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng tài sản như
– Đăng ký xe, hóa đơn chứng từ hợp pháp có liên quan đến tài sản cầm cố, thế chấp
2. Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu (đối với cá nhân)
– Đăng ký kinh doanh, biên bản sáng lập viên hoặc biên bản họp Hội đồng quản trị (đối với tổ chức).
– Giấy đề nghị công chứng, biên bản định giá tài sản, Giấy đăng ký mẫu dấu, chữ ký của Ngân hàng hoặc Tổ chức tín dụng.
– Các giấy tờ cần thiết khác để xác định quan hệ sở hữu về tài sản như: Đăng ký kết hôn; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Quyết định hoặc bản án ly hôn, văn bản thừa kế; Hợp đồng tặng cho; Văn bản thỏa thuận về tài sản chung, riêng.
* Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có ủy quyền hợp pháp (người được ủy quyền phải có CMND, Hộ khẩu).

II. TRÌNH TỰ CÔNG CHỨNG

– Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho công chứng viên, nộp phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu quy định.
– Công chứng viên nhận Hồ sơ, xem xét hoặc soạn thảo hợp đồng và hẹn thời gian ký.
– Các bên đọc hợp đồng, khi đồng ý với nội dung thì ký kết hợp đồng (nếu là pháp nhân thì phải đóng dấu pháp nhân và hợp đồng).
– Công chứng viên ký công chứng hợp đồng.
– Nộp lệ phí, đóng dấu văn phòng công chứng