Hợp đồng, cầm cố thế chấp

I. CÁC GIẤY TỜ CẦN XUẤT TRÌNH

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
– Hợp đồng mua bán căn hộ/nhà ở/biệt thự.
– Đăng ký xe; Đăng ký tàu biển.
– Hợp đồng mua bán tài sản; Biên bản bàn giao/nghiệm thu tài sản; Hóa đơn chứng từ hợp pháp có liên quan đến tài sản cầm cố, thế chấp.
– CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn/Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của chủ tài sản (đối với cá nhân).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Biên bản họp Hội đồng thành viên/Biên bản họp Hội đồng quản trị; CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp ký hợp đồng (đối với tổ chức).
– Hợp đồng thế chấp; Biên bản định giá tài sản;Đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký của Ngân hàng hoặc các Tổ chức tín dụng.
– Hợp đồng tặng cho; Văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; Văn bản xác nhận/thỏa thuận về tài sản chung, riêng.
– Hợp đồng ủy quyền; CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu; sổ hộ khẩu của người được ủy quyền (Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng).

II. TRÌNH TỰ CÔNG CHỨNG

– Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho công chứng viên, lập phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu quy định.
– Công chứng viên nhận Hồ sơ, xem xét hoặc soạn thảo hợp đồng và hẹn thời gian ký.
– Các bên đọc hợp đồng, khi đồng ý với nội dung thì ký kết hợp đồng.
– Công chứng viên ký công chứng hợp đồng.
– Nộp lệ phí, đóng dấu văn phòng công chứng.