CÔNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN DI SẢN

Thừa kế từ lâu đã có vai trò quan trọng trong xã hội loài người. Về khái niệm, thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một người còn sống có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vì tính thiết yếu của nhu cầu chuyển giao tài sản, di sản mà các quy định của pháp luật về thừa kế và văn bản tư liệu liên quan đến thừa kế cần được đảm bảo về tính chính xác và hợp pháp. Lịch sử ghi nhận các luật thừa kế thay đổi liên tục tùy theo cơ cấu xã hội.

Về khái niệm:

  • Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
  • Di sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại. Tài sản này sẽ được dùng để thanh toán các khoản nợ về tài sản của người chết để lại, sau đó được phân chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc được định đoạt theo ý chí của người để lại di sản đã được thể hiện trong di chúc hợp pháp của họ.

Bên cạnh các khái niệm cơ bản về thừa kế, di chúc và di sản, những người được hưởng thừa kế còn có thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo văn bản thỏa thuận phân chia di sản. 

  • Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là văn bản được xác lập giữa các hàng thừa kế trong đó thỏa thuận về quyền phân chia di sản, từ chối nhận di sản, tặng cho di sản… giữa những người có quyền hưởng thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự và tư vấn một số vướng mắc liên quan đến thừa kế

Để đảm bảo tính pháp lý khi thực hiện, Luật Công chứng quy định về việc thực hiện công chứng các văn bản này như sau:

Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

  1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

  1. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

  1. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

  1. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Các văn phòng công chứng ở quận 10

Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản

  1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
  2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
  3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

 

Tham khảo: Luật Công chứng 2015, Luật Dân sự 2014