ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ – KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Luật hay Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được thỏa thuận xây dựng nên bởi các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Luật quốc tế điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể khác trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế, được áp dụng chung không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia. Một trong những nguồn cơ bản của Luật quốc tế là Điều ước quốc tế (International Conventions), vậy hãy cùng tìm hiểu về những nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nhé:

Căn cứ theo Công ước Viên năm 1969, thuật ngữ “điều ước” được quy định để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau bất kể tên gọi riêng của nó. 

Tương tự, trong Luật Điều ước quốc tế 2016 cũng ghi rõ những khái niệm thuật ngữ chính cần hiểu:

  1. Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
  2. Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  3. Bên ký kết nước ngoài là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác được công nhận là chủ thể của pháp luật quốc tế.
  4. Tổ chức quốc tế là tổ chức liên chính phủ.
  5. Ký là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện, bao gồm ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt và ký điều ước quốc tế phải phê chuẩn hoặc phê duyệt.
  6. Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện để xác nhận văn bản điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự định ký là văn bản cuối cùng đã được thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.

4 Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

  1. Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
  3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  4. Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

The Titans of Globalization: 10 People Who Changed the World - Knowledge at Wharton

Vậy bên nào có đầy đủ thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế?

Thẩm quyền đề xuất ký điều ước quốc tế được quy định tại điều 8 Luật Điều ước quốc tế:

  1. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu hợp tác quốc tế, cơ quan quy định tại Điều 8 của Luật này đề xuất để Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc để Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
  2. Trước khi đề xuất ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.
  3. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức có liên quan đã có ý kiến về việc đàm phán điều ước quốc tế mà dự thảo điều ước quốc tế đề xuất ký có nội dung không thay đổi so với nội dung đàm phán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì cơ quan đề xuất lấy ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; không nhất thiết phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan khác.
  4. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoặc theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 20 của Luật này.

Tham khảo: Luật Điều ước quốc tế 2016