Hợp đồng dân sự là gì?
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, chấm dứt hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ dân sự.
Trong đó, nội dung của hợp đồng dân sự có thể bao gồm: Đối tượng, giá, thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp…
Hợp đồng là một trong các hình thức của giao dịch dân sự. Bởi vậy, về vấn đề hợp đồng dân sự có cần công chứng không, khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự hiện hành đã quy định như sau:
Nếu luật quy định giao dịch dân sự phải được lập và thể hiện bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì phải thực hiện theo quy định đó.
Đồng nghĩa, theo quy định này, không phải mọi hợp đồng dân sự đều phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ có những loại hợp đồng được luật quy định phải công chứng/chứng thực mới có giá trị pháp lý thì mới cần thực hiện theo quy định đó.
Ngược lại, với các hợp đồng dân sự còn lại thì không cần phải công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Tuy nhiên, nếu lẽ ra hợp đồng đó phải công chứng, chứng thực mà các bên không thực hiện thì vẫn có một trường hợp duy nhất hợp đồng đó sẽ không bị tuyên vô hiệu.
Đó là trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, nếu các bên hoặc một bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng thì Toà án có thể ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó theo yêu cầu của một hoặc các bên.
Những loại hợp đồng nào không cần công chứng?
Bởi hợp đồng dân sự không bắt buộc tất cả đều phải công chứng nhưng có một số pháp luật chuyên ngành yêu cầu phải được công chứng, chứng thực thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý.
Do đó, ngoài những loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực thì tất cả các loại hợp đồng dân sự còn lại (không thuộc các trường hợp bắt buộc công chứng, chứng thực) đều không cần công chứng hoặc chứng thực.
Có thể kể đến một số loại hợp đồng không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực dưới đây:
– Các loại hợp đồng về nhà ở như hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn hoặc thế chấp bằng nhà ở (theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014) hoặc Văn bản thừa kế về nhà ở (khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2015).
– Các loại hợp đồng về quyền sử dụng đất như hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho thuê hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất (căn cứ theo quy định của điểm a, điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013).
– Các loại văn bản, hợp đồng khác:
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chấp hoặc của người không biết chữ hoặc di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài căn cứ khoản 3 Điều 630 và khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Văn bản lựa chọn người giám hộ nêu tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự năm 2015…
– Do các bên tự thoả thuận và có mong muốn công chứng, chứng thực hợp đồng dân sự được giao kết với nhau để đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng của các bên.
Bởi theo Điều 5 Luật Công chứng, các hợp đồng đã được công chứng sẽ có hiệu lực từ ngày được công chứng viên ký, đóng dấu và có giá trị như sau:
- Có hiệu lực thi hành với tất cả các bên liên quan được đề cập đến trong hợp đồng.
- Có giá trị chứng cứ và không phải chứng minh các sự kiện, tình tiết trong hợp đồng đã được công chứng trừ trường hợp các tình tiết, sự kiện đó đã bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.
- Khi các bên đã công chứng hợp đồng và một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ nêu tại hợp đồng thì bên còn lại có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết trừ trường hợp có thoả thuận khác được ghi trong hợp đồng…
Tham khảo: Thư viện Pháp luật