ĐIỀU KIỆN CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC VĂN BẢN KHAI NHẬN THỪA KẾ ?

Hồ sơ, thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định:

“Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản

  1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
  2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
  3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.”

Theo quy định trên trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế:

– Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ trên rồi nộp cho Công chứng viên;

– Bước 2: Khi nhận đủ giấy tờ, văn phòng công chứng sẽ thực hiện thủ tục niêm yết thừa kế 15 ngày tại trụ sở ủy ban nhân dân xã phường nơi có hộ khẩu thường trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trước khi chết và niêm yết tại nơi có bất động sản;

– Bước 3: Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của Uỷ ban nhân dân Phường, Công chứng viên hẹn ngày ký và soạn Văn bản khai nhận thừa kế hoặc phân chia di sản thừa kế;

– Bước 4: Tất cả những người thuộc diện thừa kế mang toàn bộ bản gốc giấy tờ đã nộp đến Văn phòng Công chứng và ký văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế;

– Bước 5: Nộp lệ phí, làm thủ tục đóng dấu vào văn bản khai nhận thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Thời hạn khai nhận di sản thừa kế trong thời gian bao lâu?

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 623. Thời hiệu thừa kế

  1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
  2. a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  3. b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
  4. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  5. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Như vậy, thời hạn khai nhận di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

ĐIỀU KIỆN CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC VĂN BẢN KHAI NHẬN THỪA KẾ ?

Điều kiện hồ sơ:

Để thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng cần phải chuẩn bị các thành phần hồ sơ yêu cầu chứng thực theo từng trường hợp cụ thể, trong đó bao gồm:

Phiếu yêu cầu công chứng (khi tới phòng hoặc văn phòng công chứng thì điền theo mẫu).

☑︎ Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

☑︎ Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực phải có bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

☑︎ Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực phải có bản sao di chúc. Trường hợp áp dụng thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Điều kiện đối tượng:

Căn cứ theo Điều 58 khoản 1 luật Công chứng 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực việc thủ tục khai nhận di sản được áp dụng đối với trường hợp “Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản”

Điều kiện niêm yết:

Văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết. Nội dung niêm yết phải nêu rõ:

☞ Họ, tên của người để lại di sản và của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế

☞ Quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế

☞ Danh mục di sản thừa kế.

Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có:

Khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế

Di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản

Thì khiếu nại, tố cáo cần được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

Tài liệu tham khảo: Báo điện tử chính phủ, Luật Việt Nam, Luật thừa kế.