MỨC THU BHYT MỚI NHẤT – BHYT CÓ BẮT BUỘC HAY KHÔNG?

  • BHYT là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.…”

Đối tượng học sinh có bắt buộc phải tham gia loại bảo hiểm này không? Nếu có thì đóng mức phí bao nhiêu?

  • Đối tượng tham gia BHYT ? 

Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

b) Học sinh, sinh viên.

Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.”

  • Học sinh có buộc phải mua BHYT theo trường học không?

Về vấn đề tham gia BHYT, khoản 6 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 nêu rõ:

Điều 19. Phương thức đóng BHYT theo quy định tại Điều 15 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17: định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng học sinh, sinh viên đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho nhà trường đang học.

Theo quy định này, đối tượng tham gia BHYT là học sinh sẽ thực hiện việc đóng tiền BHYT cho nhà trường nơi đang theo học.

Trên thực tế, có nhiều học sinh còn thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng như người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; con của đối tượng công an, bộ đội đang phục vụ,…

Đối với trường hợp này, khoản 2 Điều 13 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2014 quy định, một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì sẽ thực hiện đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự như sau: (1) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, (2) Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, (3) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, (4) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, (5) Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Do đó, những học sinh thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; con của đối tượng công an, bộ đội đang phục vụ,…thì không phải đóng tiền BHYT cho trường học.

  • Quyền lợi về BHYT đối với học sinh khi đi khám, chữa bệnh?

Căn cứ Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2014, khi đi khám, chữa bệnh, học sinh sẽ được thanh toán quyền lợi về BHYT như sau:

  • Trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến:

– Học sinh là trẻ em dưới 06 tuổi; trẻ thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; trẻ thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng khó khăn; người đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; con của liệt sỹ: Được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

– Học sinh là con của công an đang công tác, bộ đội tại ngũ: Được thanh toán 95% chi phí khám, chữa bệnh.

– Các đối tượng học sinh khác: Được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh.

Ngoài ra các đối tượng này còn được thành toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau:

– Khám, chữa bệnh tại tuyến xã.

– Chi phí khám, chữa bệnh/lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

– Tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh/năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

  • Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến:

– Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú của mức hưởng đúng tuyến.

– Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú của mức hưởng đúng tuyến.

– Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mức hưởng đúng tuyến.

Tham khảo: Luật Việt Nam, Thư viện Pháp Luật