CƠ QUAN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CÔNG CHỨNG VIÊN

Cơ quan đơn vị quản lý

Cơ quan, đơn vị quản lý công chứng viên được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng 2014 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;

đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;

g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;

h) Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên;

i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;

k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

 

Như vậy, theo quy định, công chứng viên chịu sự quản lý của các cơ quan, đơn vị sau đây:

– Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên;

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên.

Công chứng viên có được thành lập văn phòng công chứng không?

Theo Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định về văn phòng công chứng như sau:

Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Bên cạnh đó, việc thành lập văn phòng công chứng theo Điều 23 Luật Công chứng 2014 có quy định như sau:

Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.

Căn cứ các quy định trên, việc đăng ký thành lập văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên tham gia thành lập.

Như vậy, công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Để trở thành công chứng viên phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể, có quá trình đào tạo nghề công chứng (trừ trường hợp được miễn), hoàn thành thời gian tập sự hành nghề công chứng và được bổ nhiệm công chứng viên (trừ trường hợp không được bổ nhiệm). Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Theo đó, nếu đã là công chứng viên thì có thể thành lập văn phòng công chứng tuy nhiên phải đảm bảo các điều kiện về số lượng công chứng viên tham gia thành lập, thời gian hành nghề. Việc thành lập và đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.