1.THỦ TỤC CHỨNG THỰC GIẤY ỦY QUYỀN
Thủ tục chứng thực giấy uỷ quyền được thực hiện theo Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Theo đó, người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các công việc sau đây:
- Trình bày yêu cầu chứng thực giấy uỷ quyền gồm thông tin của các bên, phạm vi uỷ quyền, nội dung uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền…
- Sau khi người có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu, người này sẽ kiểm tra hồ sơ, giấy tờ và soạn dự thảo giấy uỷ quyền (nếu có). Công việc tiếp theo mà người yêu cầu cần thực hiện đó là kiểm tra lại toàn bộ nội dung của giấy uỷ quyền và được người có thẩm quyền giải đáp chi tiết, cụ thể.
- Người yêu cầu sau khi đã chấp nhận đầy đủ nội dung giấy uỷ quyền thì sẽ được người có thẩm quyền hướng dẫn ký tên (điểm chỉ nếu có) vào giấy uỷ quyền trước mặt người có thẩm quyền chứng thực.
- Sau khi ký tên, người thực hiện sẽ kiểm tra lại giấy tờ bản chính, xác định người yêu cầu minh mẫn, làm chủ được hành vi, nhận thức được đầy đủ hành vi của mình thì sẽ ghi lời chứng theo mẫu và ký tên, đóng dấu vào giấy uỷ quyền.
- Người yêu cầu chứng thực nhận lại giấy uỷ quyền đã được chứng thực hoàn tất.
Thời hạn hợp đồng ủy quyền là bao lâu?
- Theo quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực 1 năm, kể từ ngày xác lập hợp đồng ủy quyền.
=> Các bên có thể lựa chọn mốc thời gian cụ thể để làm thời hạn ủy quyền. Trường hợp các bên không thống nhất được mốc thời hạn (hoặc trong hợp đồng ủy quyền không quy định cụ thể) thì thời hạn có hiệu lực của hợp đồng là 1 năm, kể từ ngày các bên xác lập giao dịch ủy quyền.
2.TRƯỜNG HỢP NÀO PHẢI CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ?
Những trường hợp được đề cập là bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền có được đề cập đến trong một số pháp luật chuyên ngành. Trong đó, có thể kể đến:
– Uỷ quyền về việc mang thai hộ: Theo khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình, văn bản thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được công chứng. Đồng thời, nếu vợ chồng bên nhờ mang thai hộ/bên mang thai hộ uỷ quyền cho nhau thì văn bản thỏa thuận này cũng phải lập thành văn bản và công chứng.
– Đăng ký hộ tịch: Việc uỷ quyền đăng ký hộ tịch trong trường hợp phải uỷ quyền (đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con) thì phải lập thành văn bản, có chứng thực trừ trường hợp người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh chị em ruột không phải chứng thực…
Từ đó, công chứng hợp đồng uỷ quyền không phải là một thủ tục bắt buộc trừ một số trường hợp được đề cập theo pháp luật chuyên ngành như trên thì phải công chứng hoặc chứng thực.
Dịch vụ công chứng Hợp đồng ủy quyền
Văn phòng Công chứng Nguyễn Nguyệt Huệ với đội ngũ công chứng viên dày dạn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao sẽ luôn tận tâm để mang lại cho quý khách mọi hỗ trợ công chứng tốt nhất. Quý khách sẽ luôn được đảm bảo trải nghiệm tốt nhất tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Nguyệt Huệ và văn phòng rất vinh dự được hỗ trợ quý khách mọi thủ tục công chứng chứng thực theo đúng quy định pháp luật.
Gọi ngay hotline: 088 9512 388
Tham khảo: website Luật Việt Nam, Thư viện Pháp Luật