ỦY QUYỀN, GIẤY ỦY QUYỀN VÀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

ỦY QUYỀN, GIẤY ỦY QUYỀN VÀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 thì “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Ủy quyền chính là việc mà tổ chức, cá nhân nào đó thỏa thuận đồng ý, cho phép một tổ chức, cá nhân khác, có quyền đại diện, nhân danh cho mình có thể đưa ra quyết định hay xác lập, thực hiện giao dịch hợp pháp. Ủy quyền được xác lập dựa trên ý chí của hai bên, là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

Bộ luật dân sự 2015 không còn quy định về hình thức ủy quyền, do các bên thỏa thuận và tùy thuộc vào pháp luật chuyên ngành mà quy định sẽ khác nhau. Nhìn chung, hiện nay hình thức ủy quyền bằng văn bản là phổ biến nhất. Về ủy quyền bằng văn bản có 2 loại bao gồm: Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền.

GIẤY UỶ QUYỀN 

Giấy uỷ quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định ( Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015).

Đối với ủy quyền được lập đơn phương thì không bắt buộc bên nhận ủy quyền phải đồng ý hay thực hiện các yêu cầu đề ra. Vì vậy, đối với ủy quyền đơn phương được lập ra thì người ủy quyền không yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện hay văn bản thiệt hại (nếu có).

HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN

Hợp đồng ủy quyền được thành lập khi có sự tham gia của 2 bên gồm bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Theo Điều 562, Bộ luật Dân sự năm 2015:  “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi phải có sự đồng ý của bên ủy quyền và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hoạt động xác lập hợp đồng ủy quyền phải dựa trên tinh thần tự nguyện thỏa thuận, không bị ép buộc hoặc lừa dối trong việc xác lập quan hệ ủy quyền. Bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (tiền công) theo thỏa thuận.

Một số lưu ý khi xác lập hợp đồng ủy quyền liên quan đến Văn phòng công chứng

Việc ủy quyền cần phải được lập thành văn bản. 

Cơ sở pháp lý của:

  • + Giấy uỷ quyền: Chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể;
  • + Hợp đồng uỷ quyền: Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trong một số trường hợp hoạt động ủy quyền (lập hợp đồng ủy quyền) phải có sự chứng thực xác nhận của bên thứ ba là văn phòng công chứng. 

Thông thường vấn đề ủy quyền liên quan đến chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất sẽ được xác lập tại văn phòng công chứng theo Luật công chứng năm 2014 và Luật đất đai năm 2013. 

Các trường hợp khác liên quan đến các giao dịch dân sự theo quy định của luật dân sự thì không cần phải công chứng.

Giá trị của

Giấy uỷ quyền:

  •  Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương);
  • Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và  không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.

Hợp đồng uỷ quyền:

  • Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
  • Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có).

+ Nội dung và phạm vi ủy quyền cần được quy định rõ ràng, chi tiết và gắn với trách nhiệm của bên được ủy quyền. Ví dụ: Bên ủy quyền chỉ được thực hiện các nội dung trong phạm vi ủy quyền, nếu thực hiện ngoài phạm vi thì phải được sự đồng ý bằng văn bản, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm độc lập về mặt pháp lý đối với phạm vi thực hiện công việc ngoài phạm vi ủy quyền. 

+ Cần quy định về thời hạn ủy quyền (Nếu không quy định về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày xác lập quan hệ ủy quyền có hiệu lực.


Vấn đề ủy quyền liên quan đến bên thứ ba:

+ Trong hợp đồng ủy quyền cũng cần quy định về có được phép ủy quyền lại cho bên thứ ba hay không. Nếu quy định là được phép ủy quyền lại thì nên quy định là cần có sự đồng ý bằng văn bản của bên được ủy quyền thì mới được phép ủy quyền lại cho bên thứ 3 để tránh tranh chấp trong hoạt động ủy quyền.

Chủ thể ủy quyền:

  • Giấy uỷ quyền: Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương);
  • Hợp đồng uỷ quyền: Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền.

Thời hạn uỷ quyền:

  • Giấy uỷ quyền: Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định;
  • Hợp đồng uỷ quyền: Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. ( Điều 563 BLDS 2015).

Đơn phương chấm dứt 

  • Giấy uỷ quyền: Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại;
  • Hợp đồng uỷ quyền: Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

Mặc dù trong Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay chỉ có quy định chi tiết về hợp đồng ủy quyền nhưng hình thức giấy ủy quyền vẫn được sử dụng rộng rãi và được công nhận giá trị pháp lý trong thực tế.

Nguồn tham khảo: Thư viện Pháp luật, Bách khoa luật.