CHỨNG THỰC CHỮ KÝ

CHỨNG THỰC CHỮ KÝ

Tham khảo: Website trang tin pháp luật

Để đáp ứng nhu cầu và nhiều thắc mắc của khách hàng về dịch vụ chứng thực, cũng như các băn khoăn liệu các giấy tờ song ngữ tự lập này có cần phải chứng thực chữ ký người dịch hay không. Hôm nay VPCC Nguyễn Nguyệt Huệ mang đến quý khách hàng bài viết tổng hợp thông tin cần biết, những điều pháp luật quy định về chứng thực chữ ký. 

Có bao nhiêu cách hiểu và cách hiểu nào là chính xác? Hãy khám phá cùng VPCC Nguyễn Nguyệt Huệ nhé.  

Quy định về chứng thực chữ ký

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì

“Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

Và khoản 3 Điều 3 Nghị định này cũng quy định: 

Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

Vậy ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký?

  • Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23 thì UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.
  • Bên cạnh đó, theo Điều 25 Nghị định 23 thì những

Trường hợp không được chứng thực chữ ký gồm:

  1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
  3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này  (Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.).
  4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác

Như vậy, theo Điều 25 thì việc công dân yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản song ngữ không thuộc trường hợp từ chối chứng thực chữ ký.

Từ đó, căn cứ theo điểm b Khoản 2 Điều 5  và Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì UBND xã có quyền chứng thực chữ ký trong các văn bản, giấy tờ, không phân biệt là tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, đơn ngữ hay song ngữ.

Người dịch được yêu cầu có tiêu chuẩn điều kiện gì?

  • Tại Điều 27 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định người dịch phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch…
  •  Theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì: Phòng Tư pháp chỉ chứng thực chữ ký người dịch không phải là cộng tác viên của Phòng Tư pháp khi người đó tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân của họ. Trường hợp dịch giấy tờ, văn bản cho người khác, kể cả người thân thích trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc dịch có thù lao theo thỏa thuận với cá nhân, tổ chức thì phải do người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp thực hiện.
  • Tại điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ UBND cáp xã không được chứng thực chữ ký người dịch.

Từ đó, nếu công dân yêu cầu chứng thực chữ ký cho tài liệu giấy tờ song ngữ thì UBND sẽ có thể từ chối chứng thực và hướng dẫn công dân tìm đến phòng Tư pháp