DANH TÍNH VÀ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ

DANH TÍNH VÀ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ

Tham khảo: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Na

  1. DANH TÍNH ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

Danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm:

  • Thông tin cá nhân:

a) Số định danh cá nhân;

b) Họ, chữ đệm và tên;

c) Ngày, tháng, năm sinh;

d) Giới tính.

Thông tin sinh trắc học:

a) Ảnh chân dung;

b) Vân tay

2. DANH TÍNH ĐIỆN TỬ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Danh tính điện tử người nước ngoài bao gồm:

  • Thông tin cá nhân:

a) Số định danh của người nước ngoài;

b) Họ, chữ đệm và tên;

c) Ngày, tháng, năm sinh;

d) Giới tính;

đ) Quốc tịch;

e) Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

  • Thông tin sinh trắc học:

a) Ảnh chân dung;

b) Vân tay.

III. DANH TÍNH ĐIỆN TỬ TỔ CHỨC

Danh tính điện tử tổ chức gồm:

  1. Mã định danh điện tử của tổ chức.
  2. Tên tổ chức gồm tên tiếng Việt, tên viết tắt (nếu có) và tên tiếng nước ngoài (nếu có).
  3. Ngày, tháng, năm thành lập.
  4. Địa chỉ trụ sở chính.
  5. Số định danh cá nhân hoặc số định danh của người nước ngoài; họ, chữ đệm và tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu của tổ chức.

Làm cách nào để cập nhật thông tin danh tính điện tử công dân?

  1. Thông tin về danh tính điện tử của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, CSDL hộ tịch điện tử, CSDL Căn cước công dân, CSDL quốc gia về xuất nhập cảnh sẽ được tự động cập nhật vào tài khoản định danh điện tử của cá nhân trong hệ thống định danh và xác thực khi có sự thay đổi. 
  2. Thông tin về danh tính điện tử của tổ chức trong CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành khác có sự thay đổi thì được tự động cập nhật vào tài khoản định danh điện tử của tổ chức trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Vậy ai sẽ là đối tượng được cấp định danh điện tử?

  1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. 
  • Đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
  1. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam. 
  • Đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
  1. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Các mức độ tài khoản được định danh điện tử

Mức độ 1: Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của 

  • Công dân Việt Nam gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP. 
  • Người nước ngoài gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP.

Mức độ 2. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông thì quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP.

Mức độ 3. Tài khoản định danh điện tử của tổ chức gồm những thông tin quy định tại Điều 9 Nghị định 59/2022/NĐ-CP là tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

To Notarize or Not? A Guide to Common Construction Documents

Sử dụng tài khoản định danh như thế nào?

  1. Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập và sử dụng các tính năng, tiện ích trên ứng dụng VNelD, trang thông tin định danh điện tử.
  2. Tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập được sử dụng để thực hiện thủ tục, dịch vụ hành chính trên môi trường điện tử và các hoạt động khác tùy theo nhu cầu.
  3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo lập tài khoản để phục vụ cho hoạt động của mình. Từ đó cũng chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của tài khoản do mình tạo lập, quyết định mức độ và giá trị sử dụng của từng mức độ tài khoản. Thông tin tạo tài khoản do chủ thể của tài khoản cung cấp hoặc chủ thể đồng ý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng để tạo lập tài khoản.

GIÁ TRỊ

  • Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 1 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị chứng minh các thông tin của người đó quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này, (đối với chủ thể là người nước ngoài thì sẽ là khoản 1 Điều 8 Nghị định này) khi trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của chủ thể.
  • Tương tự, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với chủ thể là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ. Đồng thời có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
  • Như vậy, việc sử dụng tài khoản mức độ 2 đối với chủ thể là người nước ngoài có giá trị tương đương như việc sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình 2 loại giấy tờ này. Đồng thời cũng có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử của người nước ngoài để cơ quan, tổ chức đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ.
  • Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử đối với chủ thể là tổ chức do người đại diện theo pháp luật thực hiện hoặc giao cho người được ủy quyền sử dụng. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử của tổ chức có giá trị chứng minh danh tính điện tử của tổ chức khi thực hiện giao dịch có yêu cầu chứng minh thông tin về tổ chức đó. Cũng như có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của tổ chức được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.