NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÔNG CHỨNG

 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÔNG CHỨNG

Tham khảo: Luật Công chứng 2014

Với tư cách là một tổ chức hành nghề công chứng, VPCC Nguyễn Nguyệt Huệ luôn tận tâm phục vụ với mong muốn mang lại cho khách hàng dịch vụ công chứng tốt nhất. Chính vì vậy mà khi thực hiện công chứng ở bất cứ đâu, chúng tôi tin rằng quý khách hàng cũng nên có những kiến thức cơ bản luật định về nghĩa vụ và quyền của tổ chức hành nghề công chứng. 

Các vấn đề về quyền và nghĩa vụ tổ chức hành nghề công chứng, VPCC Nguyễn nguyệt Huệ có gửi đến các bạn bài viết đầy đủ chi tiết hơn, các quý khách hàng có thể tìm đọc nhé. Dưới đây là sẽ chỉ là bản vắn tắt các nội dung đã được luật định.

Qua việc giải đáp những câu hỏi thông dụng, mong rằng bạn đọc sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết khi đăng ký dịch vụ công chứng. 

???? Tổ chức hành nghề công chứng là gì?

Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

???? Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng được quy định như thế nào? 

Điều 33 Luật Công chứng quy định về vấn đề này như sau:

Tổ chức hành nghề công chứng có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
  2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
  3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
  4. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
  5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của luật này.
  • Tổ chức hành nghề công chứng cũng có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 38 Luật công chứng:
  1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
  2. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  3. Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
  4. Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
  5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
  6. Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng
  7. Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của luật này.
  8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2019 Ohio Notary Law Changes: What Every Ohio Notary Should Know

Thẩm quyền công chứng của phòng công chứng và văn phòng công chứng có giống nhau không?

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật công chứng 2014 thì “Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”

Tuy có sự khác nhau về hình thức nhưng phòng công chứng và văn phòng công chứng có quyền và nghĩa vụ như nhau được quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật công chứng 2014. 

Vậy quyền của tổ chức hành nghề công chứng là gì? 

Tổ chức hành nghề công chứng có các quyền sau:

– Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên của các Phòng công chứng; Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.

– Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.

– Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

– Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng. Cơ sở dữ liệu công chứng bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.

– Các quyền khác theo quy định của Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng ?

Câu trả lời này được quy định tại Điều 10 Luật Công chứng như sau  

  1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng
  2. a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 5 năm trở lên;
  3. b) Luật sư đã hành nghề từ 5 năm trở lên;
  4. c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
  5. d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
  6. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 3 tháng.

Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

  1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 điều này.