SO SÁNH CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC

CHỨNG THỰC – SO SÁNH VỚI CÔNG CHỨNG

Đều là những hoạt động pháp lý phổ biến, tuy khiến nhiều người nhầm lẫn trong tên gọi và cách dùng, công chứng và chứng thực thật ra có nhiều điểm khác biệt. Từ tên gọi, bản chất, khái niệm và nguồn luật căn cứ, công chứng đều được phân biệt với chứng thực như hai hình thức độc lập có nhiều mối liên quan. VPCC Nguyễn Nguyệt Huệ xin chân thành gửi đến quý khách hàng những điều phân biệt cơ bản giữa công chứng và chứng thực. 

ĐẶC ĐIỂM

CÔNG CHỨNG

CHỨNG THỰC 

Khái niệm Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng:

– Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản.

– Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. 

Mặc dù vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng được thừa nhận rộng rãi cho hành vi chứng thực, nhưng có thể hiểu:

Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác thực tính chính xác của bản sao chữ ký của các nhân, thông tin cá nhân, giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch căn cứ vào bản chính, bản gốc. Mục tiêu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có trong quan hệ dân sự, hành chính,kinh tế. 

Có 4 hoạt động chứng thực sau:

+ Cấp bản sao từ sổ gốc

+ Chứng thực bản sao từ bản chính

+ Chứng thực chữ ký

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch

Đặc điểm – Cách thực hành công chứng là chứng nhận các hợp đồng, lập hợp đồng giao dịch. Hợp đồng được công chứng sẽ mang giá trị chứng cứ, giá trị thực hiện vì tính hợp pháp được xác lập. Do đó công chứng rất khác với các hoạt động hành chính khác. 

– Được nhà nước thực hiện quản lý. Công chứng giúp đảm bảo nội dung hợp pháp của hợp đồng. 

– Phạm vi công chứng là những giao dịch, những hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật (cũng như các giao dịch khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức).

– Chứng thực là hành vi của Công chứng viên hoặc Cơ quan nhà nước nên cần được thực hiện ở đúng cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ, vì vậy nên có tính gắn liền với đời sống con người. 

– Chứng thực, xác nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế. Mục tiêu chứng thực để xác thực tính chính xác, tính có thật của tất cả các văn bản, sự kiện pháp lý. 

Giá trị pháp lý + Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

+ Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

+ Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

+ Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

(Khoản 4 Điều 2, Điều 5 Luật Công chứng 2014)

– Bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giấy tờ.

– Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó và là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký giấy tờ, văn bản.

– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

(Căn cứ: Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Thẩm quyền Hoạt động công chứng chủ yếu được thực hiện bởi Tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Bên cạnh đó, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài cũng có thẩm quyền công chứng.  – Phòng Tư pháp cấp huyện.

– Ủy ban nhân dân cấp xã.

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

– Công chứng viên.

Bản chất Công chứng là hoạt động mang tính pháp lý rất cao. Mục đích công chứng để bảo đảm nội dung của hợp đồng,  giao dịch. Chú trọng về cả hình thức và nội dung. Do đó nên công chứng viên, người thực hiện công chứng, sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó. Chủ yếu của chứng thực là hình thức hơn đề cập đến nội dung. Vì vậy nên  Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung.
Cơ sở pháp lý Luật Công chứng Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Tham khảo: website Thư viện pháp luật