CÔNG CHỨNG DI CHÚC

CÔNG CHỨNG DI CHÚC

???? Tham khảo: Luật Công chứng, website luatvietnam

Để đáp ứng nhu cầu công chứng, xác minh tính chính xác của văn bản di chúc, VPCC Nguyễn nguyệt Huệ giới thiệu đến bạn đọc một vài thông tin tổng quan và giải đáp các câu hỏi thường gặp như sau:

  • Di chúc là gì?

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là:

“Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Cá nhân có thể để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết thông qua việc thành lập di chúc, và cũng có quyền hưởng tài sản thừa kế theo đúng ghi nhận trong di chúc. 

  • Thời điểm nào di chúc có hiệu lực pháp lý?

Về thời điểm có hiệu lực của di chúc, khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự ghi rõ “1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.” Thời điểm mở thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015, là thời điểm người giữ tài sản qua đời. Như vậy, di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc để lại tài sản qua đời, không phải là trước đó. Kể từ thời điểm này, người thừa kế theo di chúc sẽ có các quyền cũng như kế thừa các nghĩa vụ của người đã mất để lại.

Đặc biệt, kể từ thời điểm người để lại di chúc chết, nếu di chúc đó bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ, toàn bộ mong muốn của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì sẽ coi như không có di chúc.

  • Tự soạn thảo di chúc như thế nào?

Hướng dẫn soạn thảo di chúc viết tay:

Di chúc là một dạng giấy tờ có tính pháp lý cao, do đó cần được soạn thảo và bảo đảm văn phong chuyên nghiệp tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP và cần phải có các nội dung sau:

– Ngày tháng năm lập di chúc

– Thông tin đầy đủ của người lập di chúc về tên, hộ khẩu, địa chỉ thường trú (ghi đúng và đầy đủ)

– Họ và tên của người được hưởng di sản (ghi đúng, đầy đủ và có thể kèm điều kiện để được hưởng)

– Di sản để lại (cụ thể là tài sản hoặc tiền mặt)

– Chỉ định người thực hiện công việc khi nhận di sản

– Chữ ký của người để lại di sản, có thể bao gồm chữ ký của người làm chứng.

Khi viết di chúc không nên viết tắt hoặc viết ký hiệu, nên đánh số trang và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Bombay High Court Summons Notary Alleged To Be Practicing With 3-4 Clerks Posing As Notaries

  • Công chứng di chúc

Quy định tại Điều 56 Luật công chứng có những nội dung sau đây cần lưu ý khi công chứng di chúc:

  1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
  2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

Di chúc chỉ hợp pháp khi:

– Tinh thần của người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;

– Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép khi lập di chúc.

– Điều kiện về nội dung và hình thức của di chúc:

+ Nội dung: Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và bao gồm các nội dung: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc và người hưởng di sản; di sản và nơi có di sản…

+ Hình thức: Không trái quy định của luật: Có thể bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Di chúc bằng văn bản thì có công chứng hoặc không có công chứng, có người làm chứng hoặc không có người làm chứng; không được viết tắt hoặc ký hiệu; có chữ ký/điểm chỉ của người lập di chúc…

Ngoài ra, với một số đối tượng đặc biệt khác thì để di chúc hợp pháp, cần đáp ứng điều kiện sau đây:

– Người từ đủ 15 tuổi – chưa đủ 18 tuổi: Di chúc phải lập thành văn bản, được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

– Người bị hạn chế về thể chất/người không biết chữ: Người làm chứng lập di chúc thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.

Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

  1. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.