QUYỀN CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
Tham khảo: Luật công chứng 2014
???? Điều 32, Luật Công chứng 2014 quy định về quyền của tổ chức hành nghề công chứng gồm những khoản như sau:
- Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
Điều 34 quy định hình thức hành nghề của công chứng viên
- Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
- a) Công chứng viên của các Phòng công chứng;
- b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
- c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.
- Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.
- Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
???? Thường các hoạt động công chứng thông dụng như công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, bảo lãnh, ủy quyền, di chúc,… sẽ có mức giá dao động từ 20-100 nghìn đồng tùy vào cơ sở nơi thực hiện công chứng. Tuy nhiên khách hàng sẽ có những yêu cầu công chứng các giấy tờ khác, dưới đây là danh sách mang giá trị tham khảo về mức phí một số thủ tục công chứng khác như:
– Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.
– Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu 3 nghìn đồng, nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
– Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
✨ Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 5 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 3 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
(căn cứ Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 111/2017/TT-BTC)
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
???? Các văn phòng công chứng sẽ làm việc theo giờ hành chính như tất cả các cơ quan hành chính khác. Chính vì vậy, để công chứng xác nhận mức độ tin cậy của giấy tờ cần thiết bạn hãy đến văn phòng công chứng vào các khung giờ hành chính, thời gian chi tiết tham khảo như sau:
- Thời gian buổi sáng: bắt đầu lúc 8h00 và kết thúc lúc 11h00.
- Thời gian buổi chiều: bắt đầu lúc 13h và kết thúc lúc 17h00.
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện nay, vẫn có những văn phòng công chứng làm cả thời gian buổi trưa hoặc giờ nghỉ muộn hơn. Bởi nhiều người làm các ngành nghề đặc thù như nhân viên văn phòng sẽ khó có thể đến công chứng vào thời gian hành chính. Giờ làm việc linh động hơn này của nhiều văn phòng công chứng tạo điều kiện để nhiều khách hàng có thể thoải mái đến công chứng hồ sơ mà không cần phải xin nghỉ phép hay gián đoạn giờ làm việc của mình.
✨ Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7, chủ nhật không?
Hiện nay do nhu cầu công chứng gia tăng, người dân cần gấp các giấy tờ không thể đợi qua tuần hoặc không thể đến công chứng vào giờ hành chính các ngày trong tuần sẽ hoàn toàn CÓ THỂ đến công chứng vào sáng thứ 7 cuối tuần. Theo quy định Luật Công chứng 2014 thì văn phòng công chứng được phép hoạt động vào những ngày nghỉ hoặc ngoài giờ hành chính để có thể phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
VD: VPCC Nguyễn nguyệt Huệ có giờ làm việc như sau
- T2-T6: 7g30-17g (nghỉ trưa 11g30-13g)
- T7: 7g30-11h30
???? Mở rộng: Giờ làm việc văn phòng công chứng tư nhân
Văn phòng công chứng tư nhân là đơn vị, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp phép hoạt động trong lĩnh vực công chứng giấy tờ, hồ sơ. Chính vì vậy, các văn phòng công chứng tư nhân cũng sẽ tuân thủ đúng các quy định chung về thời gian làm việc. Tức là vẫn 2 ca sáng chiều với thời gian buổi sáng từ khoảng 8h00 – 11h00 và chiều bắt đầu lúc 13h – 17h00.
- Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
???? Theo đó cơ sở dữ liệu công chứng được quy định tại điều 62 như sau:
- Cơ sở dữ liệu công chứng bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng.
- Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng và quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu công chứng tại các địa phương.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.