QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG CHỨNG VIÊN

 

Hoạt động công chứng được thực hiện bởi công chứng viên là một hoạt động cần được đảm bảo về mặt pháp lý, bàn về khuôn khổ pháp luật và công tác pháp lý ở cấp độ Nhà nước ta không thể không nói về Bộ tư pháp. 

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng chính là quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật bao gồm: kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp. bên cạnh đó Bộ Tư pháp còn hỗ trợ bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Công chứng viên Theo quy định tại Luật Công Chứng 2014, Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Do tính chất và vai trò quan trọng mà các quyền và nghĩa vụ của công chứng viên được quy định cụ thể theo quy định pháp luật tại từng quốc gia. 

Về các tiêu chuẩn chung: 

Pháp luật các nước có khá nhiều điểm tương đồng trong quy định về tiêu chuẩn công chứng viên. 

Cụ thể, công chứng viên phải là công dân của nước đó, không thuộc trường hợp mất năng lực hoặc mất khả năng thực hiện vai trò của công chứng viên. Về văn bằng, công chứng viên có bằng tiến sĩ hoặc cử nhân luật, có nhân cách và năng lực phù hợp với chức danh. Công chứng viên cũng đã trải qua khóa đào tạo nghề chuyên sâu kéo dài và hoàn thành thời gian tập sự hành nghề công chứng và vượt qua kỳ thi tuyển công chứng viên.

Tại Việt Nam, chỉ có duy nhất Học viện tư pháp được phép đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ hành nghề tư pháp cho các công chứng viên. 

Cụ thể tại Luật Công Chứng 2014 quy định:

Tiêu chuẩn công chứng viên

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

  1. Có bằng cử nhân luật;
  2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
  3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
  4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
  5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Vậy, cân xứng theo chức danh, công chứng viên có quyền và nghĩa vụ gì ?

Quyền của công chứng viên

Công chứng viên có các quyền sau đây:

a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;

b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;

+ Lưu ý: công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng phải tuân thủ đúng quy định về điều kiện thành lập văn phòng công chứng, theo đó, Trưởng Văn phòng phải là thành viên thành lập và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề. Công chứng viên được tự do ký hợp đồng với Phòng/Văn phòng công chứng, nhưng một công chứng viên chỉ được làm việc tại một tổ chức hành nghề công chứng.

c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;

d) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;

đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;

+ Lưu ý: Đây là quyền quan trọng để đảm bảo CCV không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng. Tuy là quyền nhưng sự từ chối phải đến từ những lý do có căn cứ, được giải thích rõ ràng minh bạch cho người yêu cầu công chứng.

e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

 

Công việc công chứng 

Ngoài nhiệm vụ soạn thảo, công chứng văn bản và tư vấn, công chứng viên còn có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tòa án hoặc theo yêu cầu của khách hàng. 

Ví dụ theo yêu cầu của Tòa án, công chứng viên có thể lập dự thảo phân chia tài sản trong một vụ ly hôn hay làm giám định viên trong vụ ly hôn. Công chứng viên cũng có thể hỗ trợ thẩm phán đánh giá giá trị bất động sản, làm người giám hộ, người quản lý tài sản của người bị mất năng lực hành vi mà không có gia đình. 

Ngoài ra các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của khách hàng, công chứng viên có thể tìm nguồn vốn vay cho khách hàng, giúp khách hàng chuyển vốn vào tổ chức đầu tư, thương lượng bán bất động sản hoặc sản nghiệp thương mại, lập bản kê khai tài sản thừa kế…

Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;

b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;

c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;

d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;

+ Lưu ý: Về các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người yêu cầu công chứng. Các quyền này không được quy định tập trung thành một điều luật cụ thể trong Luật Công chứng mà được ghi rải rác, phân bố trong các điều khoản gắn với các hoạt động công chứng cụ thể. Việc giải thích thông thường được thực hiện trực tiếp giữa Công chứng viên và người yêu cầu (khách hàng). 

Cách photo công chứng sổ hộ khẩu hiện nay ra sao?

đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;

g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;

h) Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên;

Có 2 tổ chức công chứng viên có thể tham gia vào đó là Hội công chứng viên hoặc Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoặc Học viện Tư pháp, với thời gian ít nhất là 02 ngày làm việc/năm.

i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;

k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

 

Như vậy, có thể thấy, với nhiệm vụ quyền hạn cũng như nghĩa vụ, công chứng viên có phạm vi hoạt động tương đối rộng so với các công chức khác. Với việc trao cho công chứng viên chức năng, nhiệm vụ đặc biệt như trên, Nhà nước đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe đối với hoạt động của công chứng viên, đồng thời, tạo lập một vị trí xứng đáng cho chức danh này trong xã hội nói chung và lĩnh vực pháp lý nói riêng.