QUY ĐỊNH VỀ CÔNG CHỨNG GIẤY TỜ HỒ SƠ XIN VIỆC

Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì?

Như phân tích ở trên, các giấy tờ trong hồ sơ xin việc sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của từng nhà tuyển dụng. Thông thường hồ sơ xin việc sẽ gồm những giấy tờ sau:

  1. Đơn xin việc

Ứng viên có thể viết tay, đánh máy đơn xin việc hoặc mua mẫu đơn xin việc rồi điền thông tin.

Đơn xin việc thể hiện sự mong muốn được vào vị trí công việc ứng tuyển của ứng viên. Để được đánh giá cao thì người lao động nên viết đơn xin việc bằng tay.

  1. Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
  2. Sơ yếu lý lịch có chứng thực
  3. Bản sao bằng cấp có chứng thực
  4. Giấy khám sức khỏe còn thời hạn

Trong hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng yêu cầu giấy khám sức khỏe để kiểm tra xem ứng viên có đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe với vị trí mà mình muốn tuyển dụng hay không?

Hiện nay, mẫu giấy khám sức khỏe được quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT, cụ thể:

– Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người chưa đủ 18 tuổi;

– Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe định kỳ.

  1. Hình 3×4 và hình toàn thân

Nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên nộp thêm hình 3×4 và có thể gồm cả hình toàn thân. Việc nộp hình là để nhà tuyển dụng thêm hình ảnh vào phần hồ sơ của nhân viên để tiện theo dõi, quản lý.

  1. CV xin việc
  2. Các bằng cấp, giấy tờ khác

Ngoài bằng cấp thì trong hồ sơ xin việc của ứng viên có thể nộp thêm một số loại giấy tờ như bảng điểm, chứng chỉ tin học (như MOS, IC3), chứng chỉ ngoại ngữ (6 bậc hoặc TOIEC, IELTS),…

PHẢI CHỨNG THỰC – CÔNG CHỨNG CÁC GIẤY TỜ NÀO?

Theo các quy định trên thì CV xin việc và đơn xin việc không cần phải công chứng, chứng thực mà chỉ yêu cầu chứng thực các loại giấy tờ sau tại cơ quan có thẩm quyền:

– Sơ yếu lý lịch (chứng thực chữ ký);

– Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (Chứng thực bản sao từ bản chính);

– Bản photo giấy khai sinh (Chứng thực bản sao từ bản chính);

– Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan… (Chứng thực bản sao từ bản chính).

VI PHẠM CÔNG CHỨNG

Theo khoản 8 Điều 1 Nghị định 67 năm 2015, đến điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 82, mức phạt cho hành vi công chứng sai quy định đã tăng lên từ 03 – 07 triệu đồng.

Các hành vi vi phạm bao gồm:

  • Công chứng không đúng thời hạn quy định;
  • Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định;
  • Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
  • Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng;
  • Không dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt;
  • Vi phạm các quy định về hướng dẫn tập sự như: Hướng dẫn nhiều hơn 02 người tập sự tại cùng một thời điểm, khi không đủ điều kiện theo quy định…
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có phiếu yêu cầu công chứng; Trong thành phần hồ sơ có giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung…

 

Tham khảo Luật Việt Nam, Thư viện Pháp luật